Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Văn Hóa Việt trên YouTube

Tôi là một người Việt Nam ,mang dòng máu đỏ da vàng
Cho nên cuộc sống nhẹ nhàng thanh tao
Trái tim nào có cản rào
Luôn dang tay rộng đón chào anh,em

Cuộc sống ai chả lấm lem
Nhưng tôi mong bạn đừng xem một mình
Post lên YouTube chúng mình
Năm châu bốn bể ,biết mình biết ta

Post là để thứ tha
Post là để dung hòa thiện tâm
Đừng vì nghịch cảnh ,thù thâm
Cho nhau những cái tà dâm hại đời

Chung tay hỡi người Việt ơi
Anh em như thể chân trời tình thâm
Dẫu cho xa cách trăm năm
Youtube vẫn đó ngàn năm lưu đời

Trên là chút ít nhiều lời
Mong rằng bạn hữu đừng khơi nỗi buồn
Việt Nam nay đã căng buồn
Việt Nam nay đã muôn nghìn Yêu Thương


Mong rằng văn hóa comment trên YouTube sẽ không còn những lời thị phi mang nặng màu sắc chính trị ,chia rẻ dân tộc .
Là anh em như thể tay chân
Là con Rồng cháu Tiên
Là người Việt máu đỏ da vàng
Là những người có trái tim ,mong rằng tôi sẽ không còn thấy những dòng tin phản hồi không mấy vui ấy trên trang cộng đồng YouTube



Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Tổng hợp các thảm họa động đất lớn nhất trong lịch sử !

Các thảm họa động đất trong lịch sử :
11/3/2011, trận động đất 8,9 độ Richter kéo theo sóng thần đã quét qua đông bắc Nhật Bản. Khoảng 1.000 người đã chết, them nhiều người nữa bị thương và mất tích.  

27/2/2010: Một trận động đất ở nam Chile đã giết chết 300 người, gây sóng thần trong khu vực.

12/1/2010: Trận dộng đất mạnh 7,3 độ Richter kéo dài hơn một phút với ba cơn dư chấn mạnh đã gây thiệt hại nặng nề. Theo thống kê của chính phủ Haiti, khoảng 316.000 người thiệt mạng, 300.000 người bị thương và 1 triệu người mất nhà cửa.

6/4/2009: Hàng chục người thiệt mạng trong trận động đất 6,3 độ Richter ở thành phố lịch sử L’Aquila.

29/10/2008: Khoảng 300 người tử vong ở tỉnh Balochistan của Pakistan sau trận động đất 6,4 độ richter.

12/5/2008: Khoảng 87.000 người chết hoặc mất tích trong khi 370.000 khác bị thương trong một trận động đất ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Cơn chấn động 7,8 độ Richter đã tấn công thành phố Thành Đô vào đầu giờ chiều. 

15/8/2007: Ít nhất 519 người thiệt mạng khi trận động đất 7,9 độ richter diễn ra ở tỉnh ven biển Ica, phía đông nam thủ đô Lima của Peru.
17/7/2006: Trận động đất 7,7 độ richter dưới lòng đại dương đã gây ra một cơn sóng thần ở bờ biển Java, giết chết hơn 650 người ở hòn đảo này.

27/5/2006: Hơn 5.700 người chết khi trận động đất 6,2 độ richter tấn công đảo Java, tàn phá thành phố Yogyakarta và các khu vực lân cận.

1/4/2006: 70 người thiệt mạng và 1.200 người bị thương khi động đất tấn công một khu vực hẻo lánh ở miền tây Iran.

8/10/2005: Một trận động đất 7,6 độ richter làm rung chuyển miền bắc Pakistan và khu vực tranh chấp Kashmir, cướp đi mạng sống của 73.000 người và đẩy hàng triệu người lâm vào cảnh vô gia cư.

28/3/2005: Khoảng 1.300 người thiệt mạng trong một cơn địa chấn 8,7 độ richter ngoài khơi đảo Nias, tây Sumatra, của Indonesia.

22/2/2005: Hàng trăm người chết vì động đất ở một khu vực hẻo lánh gần Zarand, tỉnh Kerman của Iran.

26/12/2004: Hàng trăm nghìn người thiệt mạng ở châu Á khi một trận động đất 9,2 độ richter dưới lòng Ấn Độ Dương ra sóng thần trên toàn khu vực.

24/2/2004: Ít nhất 500 người chết trong một trận động đất ở bờ biển Địa Trung Hải của Morocco.

26/12/2003: Hơn 26.000 người thiệt mạng tại thành phố Bam, miền nam Iran trong một trận động đất kinh hoàng.

21/5/2003: Algeria chịu đựng trận động đất tồi tệ nhất trong hơn 2 thập niên với hơn 2.000 người chết và 8.000 người bịt hương.

1/5/2003: Hơn 160 người chết, trong đó có 83 trẻ em, khi một căn nhà tập thể bị sập vì động đất ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

24/2/2003: Hơn 260 người chết và gần 10.000 nhà sập ở khu vực Tân Cương, miền tây Trung Quốc


31/10/2002: Không khí tang thương tràn ngập Italy khi toàn bộ học sinh của một lớp học ở làng San Giuliano di Puglia bị chôn vui khi trường của các em bị sập.

22/6/2002: Một trận động đất có cường độ 6,3 độ Richter đã xảy ra tại Qasvin và Hamedan, miền tây Iran khiến 235 người thiệt mạng.

12/4/2002: Hàng chục người thiệt mạng trong một trận động đất lớn thứ ba liên tục trong vòng 2 tháng tại khu vực miền nam Afghanistan.

25/3/2002: Trận động đất thứ hai trong vòng một tháng tại Afghanistan có cường độ 6 độ Richter khiến ít nhất 800 người thiệt mạng.

3/3/2002: Khoảng 150 người chết trong trận động đất tại Afghanistan có tâm chấn tại tỉnh Samangan và cường độ khoảng 7,2 độ Richter.

13/2/2001: Gần 300 người bị chết trong trận động đất thứ hai trong vòng một tháng tại Salvador có cường độ 6,6 độ Richter.

26/1/2001: Trận động đất có cường độ 7,9 độ Richter đã tàn phá phần lớn bang Gujarat, tây bắc Ấn Độ khiến ước tính khoảng 20.000 người thiệt mạng và hơn 1 triệu người khác mất nhà cửa. Bhuj và Ahmedabad là hai thị trấn bị thiệt hại nặng nề nhất.

13/1/2001: El Salvador bị chấn động dữ dội bởi trận động đất có cường độ 7,6 độ Richter khiến hơn 700 người thiệt mạng.

21/9/1999: Đài Loan bị tác động nặng nề bởi trận động đất có cường độ 7,6 độ Richter khiến gần 2.500 người thiệt mạng và nhiều nhà cửa bị tàn phá.

17/8/1999: Một trận động đất 7,4 độ Richter làm rung chuyển thành phố Izmit và Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ khiến hơn 17.000 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

26/6/1998: Một trận động đất 6,3 độ Richter ở miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ khiến 144 người thiệt mạng. Chỉ sau đó một tuần, khu vực này phải gánh chịu 2 cơn dư chấn liên tục khiến 1.000 người bị thương.

30/5/1998: Miền Bắc Afghanistan bị động đất mạnh, 4.000 người chết.

27/5/1995: Sakhalin bị động đất mạnh khiến 1.989 người Nga thiệt mạng.

17/1/1995: Động đất Hyogo đã xảy ra tại thành phố Kobe, Nhật Bản, cướp sinh mạng của 6.430 người.

6/6/1994
: Khoảng 1.000 người thiệt mạng do động đất và lở đất tại Colombia.

30/9/1993: Động đất giết chết 10.000 dân làng tại khu vực tây nam Ấn Độ.

21/6/1990:
Khoảng 40.000 người thiệt mạng trong một trận động đất tại tỉnh Gilan, bắc Iran.

7/12/1988: Trận động đất có cường độ 6,9 độ Richter đã tàn phá khu vực Tây Bắc Armenia khiến 25.000 người thiệt mạng.

19/9/1985: Động đất phá huỷ Mexico City khiến 10.000 thiệt mạng.

23/11/1980: Hàng trăm người thiệt mạng trong trận động đất xảy ra tại miền nam Italy.

28/7/1976: Thành phố Đường Sơn, Đông Bắc Trung Quốc, phút chốc trở thành một đống đổ nát khổng lồ sau trận động đất khủng khiếp khiến 500.000 người thiệt mạng.

22/5/1960: Trận động đất khủng khiếp nhất trong lịch sử có cường độ 9,5 độ Richter đã phá huỷ nặng nề Chile, xoá sổ nhiều làng mạc tại nước này.

28/6/1948: Trận động đất Fukui, có tâm chấn tại Biển Đông, phá huỷ nặng nề miền Tây Nhật Bản và khiến 3.770 người thiệt mạng.

1935: Một trận động đất 7,4 độ Richter khiến 3.276 người chết.

1/9/1923: Trận động đất Great Kanto, tâm chấn nằm ngay ngoại vi Tokyo, cướp đi sinh mạng của 142.800 người.

18/4/1906: San Francisco bị tác động bởi hàng loạt cơn địa chấn kéo dài khoảng một phút khiến ước tính khoảng 700-3.000 người thiệt mạng do sập nhà và hoả hoạn

Động đất và sóng thần ở Nhật Bản

Trận động đất cực mạnh lên tới 8,9 độ Richter xảy ra tại Nhật Bản trưa nay gây ra cơn sóng thần cao tới 10 mét, tàn phá nhiều khu vực của quốc gia thường xuyên xảy ra địa chấn này.

Động đất xảy ra lúc 14h46 chiều thứ sáu (giờ Tokyo) ở độ sâu 10 km, cách Tokyo 382 km về phía đông bắc, cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho biết và thêm rằng động đất mạnh tới 8,9 độ Richter.

Sóng thần sau động đất ở Nhật Bản
Cho đến tối, giới chức Nhật cho hay có khoảng 2-300 thi thể người thiệt mạng được tìm thấy ở thành phố miền đông bắc Sendai, thuộc tỉnh gần tâm chấn động đất nhất. Khoảng 110 người nữa được xác nhận đã chết. Bên cạnh đó còn 350 người mất tích và hơn 500 người bị thương.


Hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu ở đông Tokyo sau động đất
Đến đêm, hãng tin Kyodo của Nhật Bản thông báo con số người thiệt mạng có thể lên đến 1.000. Cùng lúc đó, hàng nghìn cư dân ở gần một nhà máy điện nguyên tử ở tỉnh Fukushima được lệnh sơ tán, do hệ thống làm lạnh của nhà máy bị hỏng sau động đất, AFP cho hay. Lo ngại cho độ an toàn của nhà máy, không quân Mỹ đã được huy động đưa chất làm mát đến tức thì.
Mức độ phóng xã cao gấp 1000 lần thông thường đo được tại một trong hai nhà máy ở Fukushima, tuy nhiên giới chức cho hay mọi việc vẫn an toàn trong tầm kiểm soát.

Ảnh của Cơ quan địa chất Mỹ. Tâm chấn động đất (vòng tròn đỏ) ở phía đông đảo Honshu của Nhật

Động đất cực mạnh gây sóng thần cao tới 7 mét ở đông bắc Nhật Bản, sau đó tiếp tục có đến 50 cơn dư chấn kéo dài hàng giờ đồng hồ. Hàng chục thành phố và làng mạc dọc theo đường bờ biển dài hơn 2.000 km phía đông Nhật Bản rung lên dữ dội. Chấn động có thể được cảm thấy rõ cả ở thủ đô Tokyo, cách tâm chấn hàng trăm km.
"Tim bắn ra khỏi lồng ngực. Chưa bao giờ cảm giác động đất như lần này", Phạm Hồng Long, nghiên cứu sinh Việt Nam đang sống ở ngoại ô Tokyo, thốt lên trên mạng xã hội facebook. "Cả tòa nhà nghiên cứu 5 tầng của bọn mình rung lắc, kêu răng rắc".
máy bay hạng nhẹ và ô tô bị sóng thần xô đẩy nằm ngổn ngàn giữa đống đổ nát ở

AFP cho hay động đất hôm nay kéo theo những đợt sóng thần cao 4 mét vào bờ biển đông bắc Nhật Bản. Tại cảng Sendai, tỉnh Miyagi, sóng thần còn lên cao tới 10 mét. Truyền hình Nhật phát đi hình ảnh những ngôi nhà bị sóng thần cuốn trôi. Đường băng tại sân bay Sendai ngập nước trong khi hàng chục người phải đứng trên nóc của tòa nhà chờ. Trong khi đó, hãng tin Kyodo cho biết sóng thần cao 7 mét ập vào bờ biển ở tỉnh Fukushima.
Một đoàn tàu chở khoảng 100 hành khách đã bị mất tích do nước cuốn trôi. Nhiều đoàn tàu khác được thông báo mất tích. Một con đê ở tỉnh nói trên bị vỡ khiến nước cuốn trôi nhiều nhà cửa. AFP cho hay một thị trán với 23.000 dân bị quét sạch bởi sóng thần.
Ít nhất 10 vụ hỏa hoạn được ghi nhận ở Tokyo. Nhiều tòa nhà rung chuyển trong vài phút. Hệ thống tàu điện ngầm ngừng hoạt động, tiếng xe còi hú khắp nơi còn dân chúng sơ tán khỏi các tòa nhà.

Xe cứu thương được huy động cấp cứu nạn nhân động đất bên ngoài một ngôi trường bị sập tại Kudan Kaikan.

"Chưa bao giờ thấy trận động đất lớn vậy. Trên tầng 9, rung lắc dữ dội, đồ đạc đổ khắp nơi, máy tính xập xuống bàn, cốc nước cũng lăn", một nghiên cứu sinh người Việt ở Nhật kể. "Tất cả mọi người chui hết xuống gầm bàn, mặt mũi tái mét! Mấy người Nhật bảo chưa bao giờ thấy trận lớn thế này".
Osamu Akiya, 46 tuổi, đang làm việc trong văn phòng ở Tokyo thì động đất xảy ra. Giá sách, máy tính bị xô xuống nền nhà. "Tôi đã chứng kiến nhiều vụ động đất rồi nhưng chưa bao giờ thấy có vụ nào thế này", anh nói. "Tôi không biết đêm nay có về nhà được không nữa".

Động đất và sóng thần tàn phá nhà cửa tại một khu vực ven biển miền bắc Nhật

Trước đó, Nhật Bản đưa ra cảnh báo sóng thần ở mức cao nhất, cho rằng sóng có thể cao tới 6m.
Chứng khoán châu Á giảm giá sau thông tin về động đất và sóng thần ở Nhật khiến bầu không khí của thị trường vốn đã ảm đạm lại càng xấu thêm. Chỉ số Nikkei của Nhật và Hansen của Hong Kong sụt điểm.
David Cohen, bình luận viên kinh tế của Action Economics lo ngại rằng dù đồng yên được cho là nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trong những tình huống nguy ngập ở các nơi khác trên thế giới, giờ đây họ có thể bán yên để mua USD. Tuy nhiên, Arjuna Mahendaran, giám đốc chiến lược của HSBC tại Singapore không cho rằng thảm họa thiên nhiên này sẽ có ảnh hưởng lâu dài tới đồng tiền của Nhật Bản, BBC dẫn lời ông cho biết.

Sân Sân bay thành phố Sendai tan hoang do động đất và sóng thần

Cơ quan cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cũng phát cảnh báo đối với một loạt các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Nga, quần đảo Mariana, Guam, Philippines, quần đảo Marshall, Indonesia, Papua New Guinea, Nauru, Micronesia và Hawaii.

Lần cuối cùng một trận động đất dữ dội xảy ra ở Tokyo là vào năm 1923 khi cơn địa chấn Kanto Vĩ đại cướp đi sinh mạng của 140.000 người, đa phần là trong các vụ hỏa hoạn. Năm 1825, động đất mang tên Ansei Edo cũng khiến thành phố này bị hư hại nhiều. Gần đây nhất, trận động đất Kobe năm 1995 khiến 6.400 người chết.
Năm 2004, hơn 220.000 người thiệt mạng khi địa chấn mạnh 9,1 độ Richter ập đến Indonesia, kéo theo sóng thần tàn phá các khu vực quanh Ấn Độ Dương

Những chiếc xe bị đè nát do động đất ở thành phố Mito


Xe cộ và nhà cửa bị sóng thần cuốn trôi tại Nhật Bản đầu giờ chiều nay


Cảnh đổ nát trên đường phố Sendai sau động đất


Một ngôi nhà cao tầng bốc cháy sau động đất


Một nhà máy điện Ishihara bốc cháy do trận động đất dữ dội.


Một ngôi nhà bốc cháy do động đất ở Odaiba, Tokyo


Hai thành phố chịu ảnh hưởng nặng của động đất và sóng thần là thủ đô Tokyo và Sendai.



Việt Nam sẽ không bị sóng thần ?!

Tiến sĩ Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu, khẳng định Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần này.
"Trận động đất ở Nhật Bản xảy ra ở phía đông đảo Honshu, gây chấn động mạnh đến phía đông của Nhật Bản và lan truyền xuống phía nam vùng biển Thái Bình Dương.
Động đất mạnh gây ra sóng thần. Khi lan xuống vùng biển giữa Đài Loan và Philippines, sóng thần sẽ bị suy yếu, vì vậy không ảnh hưởng tới Việt Nam", ông Minh giải thích.
Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước thí điểm lắp đặt các trạm cảnh báo sóng thần và dự kiến sẽ hoàn thành trước tháng 7. Đây là một phần của dự án lắp đặt thiết bị kỹ thuật cảnh báo sóng thần trên toàn quốc.
Trong tháng 3, hai điểm đầu tiên sẽ được xây dựng tại đầu đường Hoàng Sa và tại Trung đoàn thông tin 575. Hai điểm sẽ có ăng ten thu sóng cao nhất từ 30 – 35m, có hệ thống còi hú, công suất lớn để báo động người dân, du khách ven biển triển khai phương án phòng tránh. Tại 8 điểm còn lại hệ thống sẽ phát âm thanh với các dữ liệu thông tin cảnh báo người dân.
Ngay khi xuất hiện khả năng xảy ra sóng thần trên biển Đông, qua trạm thu này, hệ thống sẽ cảnh báo người dân biết trước 30 phút

Sóng thần liếm vào bờ biển dọc Iwanuma, bắc Nhật Bản, sau động đất


Lửa nhấn chìm nhà cửa ở Sendai, Miyagi sau khi chúng bị sóng lớn nuốt chửng.


Các nhân viên kiểm tra một đoạn đường bị xé đôi bởi sức mạnh động đất.


Hàng trăm người buộc phải nằm nghỉ trên sàn sân bay Haneda sau động đất và sóng thần.


Hai đám cháy rực sáng như dung nham phun trào giữa những căn nhà đổ nát ở Yamada


Khi màn đêm buông xuống ở Nhật, lửa đã thắp sáng bầu trời bằng ánh vàng cam và tiếp tục thiêu rụi những căn nhà đổ nát.